Mưa đá là hiện tượng tự nhiên kỳ thú nhưng cũng gây ra không ít thiệt hại. Vậy tại sao có mưa đá? Mưa đá hình thành thế nào? Hậu quả của mưa đá thế nào? Tất cả sẽ được Dubaothoitiet.org chia sẻ đến bạn tại bài viết dưới đây.
Mục lục nội dung
Mưa đá là gì? – Tại sao có mưa đá?
Mưa đá là hiện tượng thời tiết mà các khối băng cứng có đủ kích thước từ nhỏ cỡ hạt đậu đến quả bóng rơi từ bầu trời xuống đất. Đây là một dạng đặc biệt của mưa xảy ra khi nước đóng băng ở trạng thái cứng trong mây trước khi rơi xuống đất.
Mưa đá có thể nhỏ chỉ vài mm hoặc lớn tới vài cm. Hạt mưa đá lớn nhất từng được ghi nhận có đường kính 20cm. Các viên đá thường có hình dạng tròn hoặc không đều, bề mặt có thể trơn nhẵn hoặc xù xì. Tùy từng viên đá sẽ có trọng lượng khác nhau phụ thuộc vào kích thước và độ đặc của chúng.
Mưa đá không giống mưa tuyết. Mưa tuyết gồm các tinh thể băng nhẹ xuất hiện khi nhiệt độ dưới 0 độ C. Trong khi mưa đá là các khối băng cứng hình thành và đóng băng được tích tụ qua nhiều chu kì
Tại sao lại có mưa đá? Mưa đá hình thành thế nào?
Mưa đá xảy ra do hiện tượng thời tiết đặc biệt trong các đám mây đối lưu mạnh. Hiện tượng này thường xuất hiện trong các cơn giông bão. Nói cách khác thì mưa đá là hiện tượng các giọt nước đóng băng thành khối cầu trước khi rơi xuống đất.
Mưa đá được hình thành qua các bước sau:
Hình thành các đám mây đố lưu mạnh (mây vũ tích)
- Các đám mây đối lưu phát triển mạnh khi không khí nóng ẩm bốc lên cao (chủ yếu diễn ra vào mùa hè hoặc khi có sự thay đổi lớn về nhiệt độ và áp suất)
Quá trình nâng lên và đóng băng
- Bên trong mây vũ tích không khí bốc lên với tốc độ nhanh. Các giọt nước được đưa lên vùng cao của đám mây ( nơi có nhiệt độ dưới 0 độ C). Lúc này nước bị đóng băng và hình thành các hạt băng nhỏ
Tích tụ và phát triển của hạt băng
- Các hạt băng ban đầu va chạm với các giọt nước siêu lạnh trong đám mây, chúng đóng băng quanh hạt băng làm hạt băng lớn dần lên
- Dòng khí lên tiếp tục giữ hạt băng lơ lửng đưa nó lên xuống nhiều lần trong đám mây tạo thành các lớp băng chồng lên nhau
Hạt băng quá nặng và rơi xuống đất trở thành mưa đá
- Qúa trình tích tụ và phát triển của hạt băng diễn ra cho đến khi hạt băng trở nên quá nặng để dòng khí lên có thể giữ được nó lơ lửng thì hạt băng sẽ rơi xuống mặt đất.
Yếu tố ảnh hưởng đến mưa đá là gì?
- Sức mạnh của dòng khí lên: Dòng khí lên càng mạnh thì hạt băng càng lớn vì nó được giữ lại lâu hơn trong đám mây để tích tụ thêm băng
- Nhiệt độ bề mặt đất: Mưa đá thường xảy ra khi bề mặt đất nóng, tạo điều kiện cho không khí bốc lên mạnh.
- Độ ẩm: Không khí chứa nhiều hơi nước sẽ giúp cung cấp đủ lượng nước để tạo thành các lớp băng quanh hạt băng.
- Vị trí địa lý: Mưa đá thường xảy ra ở những khu vực có khí hậu lục địa, nơi các cơn giông mạnh và mây đối lưu dễ hình thành.
Mưa đá gây ra tác hại gì?
Mưa đá là hiện tượng thiên nhiên hiếm gặp nhung có thể gây thiệt hại đáng kể. Đặc biệt khi nó xảy ra với cường độ mạnh và kích thước hạt đá lớn. Dưới đây là một số tác hại cụ thể của mưa đá.
- Đối với nền nông nghiệp, mưa đá có thể làm hỏng mùa màng
- Những cục đá lớn có thể gây ra thiệt hại về tài sản như làm vỡ kính, hư hại mái nhà và phương tiện đi lại
- Gây thương tích nguy hiểm cho con người và động vật hoặc thậm chí là tính mạng nếu không được che chắn kịp thời.
Cách phòng tránh mưa đá
Phòng tránh mưa đá là việc quan trọng để bảo vệ người, tải sản và cây trồng khỏi những thiệt hại mà hiện tượng thời tiết này gây ra. Dưới đây là một số cách phòng tránh mà bạn nên biết:
- Cập nhật thông tin thời tiết thường xuyên để biết trước nguy cơ xảy ra mưa đá
- Nhận biết được dấu hiệu trời có mưa đá như tiết trời chuyển đổi đột ngọt, mây đen dày đặc sấm sét dữ dội và nhiệt độ giảm mạnh
- Nếu xuất hiện mưa đá cần trú vào nhà hoặc nơi có mái che kiên cố. Tránh đứng dưới cây lớn hoặc ở nơi trống trải vì dễ bị sét đánh
- Đội mũ bảo hiểm hoặc dùng vật che chắn để bảo vệ đầu nếu không kịp vào nhà
- Lắp đặt mái che bằng vật liệu bền vững như tôn chịu lực, kính cường lực.
- Sử dụng bạt phủ xe chuyên dụng để giảm thiểu hư hại. Đóng chặt cửa sổ và cửa ra vào khi có cảnh báo thời tiết xấu
- Sử dụng lưới chắn mưa đá hoặc tấm bạt phủ để bảo vệ cây trồng, đặc biệt là hoa màu và cây ăn quả.
- Đưa vật nuôi vào chuồng trại kiên cố, tránh để chúng ở ngoài trời khi có nguy cơ mưa đá.
Lời kết
Thông tin về mưa đá và những đặc trưng mưa đá được Dubaothoitiet.org tổng hợp và chia sẻ đến bạn. Hi vọng qua đây bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc ” tại sao có mưa đá?“. Đồng thời mong rằng thông tin liên quan được chia sẻ sẽ giúp ích đến bạn.