Áp suất khí quyển là một yếu tố thiết yếu trong việc hiểu các hiện tượng tự nhiên và đời sống hàng ngày. Tại bài viết này Dubaothoitiet.org sẽ chia sẻ đến bạn tất tần tật thông tin về khái niệm áp suất khí quyển là gì và đặc điểm của áp suất khí quyển.
Mục lục nội dung
Áp suất khí quyển là gì?
Áp suất khí quyển là lực mà không khí gây ra trên một đơn vị diện tích của bề mặt Trái Đất hoặc bất kỳ vật thể nào. Lực này được tạo ra bởi trọng lượng của cột không khí từ mặt đất đến rìa của khí quyển. Hay đơn giản chỉ là trọng lượng của lớp không khí quanh trái đất đè lên mọi vật trên bề mặt hành tinh.
VD: Bạn được bao bọc bởi không khí và áp lực từ tất cả các lớp không khí phái trên đè lên bạn. Đó chính là áp suất khí quyển.
Các yếu tố ảnh hưởng đến áp suất khí quyển
Áp suất khí quyển không phải là một hằng số mà thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Độ cao
Càng lên cao lớp không khí càng mỏng và trọng lượng của lớp không khí phía trên đè xuống càng giảm do đó áp suất khí quyển giảm.
Nhiệt độ
Khi nhiệt độ tăng, không khí nở ra, trở nên nhẹ hơn và mật độ giảm. Ngược lại, khi nhiệt độ giảm, không khí co lại, nặng hơn và mật độ tăng. Do đó, nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến áp suất khí quyển.
Độ ẩm
Không khí ẩm nặng hơn không khí khô do phân tử nước nặng hơn phân tử không khí. Vì vậy, độ ẩm cao làm tăng áp suất khí quyển.
Gió
Gió là sự chuyển động của không khí từ vùng áp suất cao đến vùng áp suất thấp. Do đó gió có thể làm thay đổi áp suất khí quyển tại một địa điểm
Địa hình
Địa hình như núi, đồi, thung lũng có thể tạo ra các vùng có áp suất không khí khác nhau. Trên đỉnh núi, áp suất khí quyển thường thấp hơn so với vùng đồng bằng.
Thời tiết
Các hiện tượng thời tiết như bão, áp thấp nhiệt đới, khối khí lạnh… đều gây ra những biến đổi lớn về áp suất khí quyển.
Mùa
Màu hè thường có nhiệt đọ cao hơn mùa đông dẫn đến sự thay đổi áp suất khí quyển
Tác động của con người
Các hoạt động công nghiệp, giao thông vận tải cũng có thể ảnh hưởng đến thành phần và áp suất của không khí ở một số khu vực.
Đặc điểm của áp suất khí quyển
- Ở mực nước biển, áp suất khí quyển tiêu chuẩn là khoảng 1013 hPa (hay 1 atm).
- Càng lên cao, áp suất khí quyển càng giảm vì cột không khí phía trên nhỏ hơn.
- Áp suất thay đổi theo điều kiện thời tiết. Vùng có áp suất cao thường có thời tiết khô ráo, còn vùng áp suất thấp thường có mưa hoặc gió mạnh.
Tầm quan trọng của áp suất khí quyển
- Sự chênh lệch áp suất giữa các khu vực tạo ra gió dẫn đến các hiện tượng thời tiết như bão, mưa, gió mùa. Các nhà khí tượng học dựa vào việc đo và theo dõi áp suất khí quyển để dự báo thời tiết chính xác
- Sự thay đổi áp suất khí quyển đột ngột có thể gây ra đau đầu ở một số người. Những người mắc các bệnh về hô hấp như hen suyễn có thể thấp khó thở hơn khi áp suất khí quyển thay đổi
- Áp suất khí quyển giảm theo độ cao, vì vậy phi công phải điều chỉnh áp suất trong cabin để đảm bảo an toàn cho hành khách. Các vùng áp suất khác nhau có thể ảnh hưởng đến đường bay và tốc độ của máy bay.
- Nhiều quá trình sản xuất, như đóng gói chân không, đúc, sử dụng áp suất khí quyển hoặc các hệ thống chân không. Áp suất khí quyển ảnh hưởng đến lực đẩy của các phương tiện như tàu thủy, tàu ngầm
- Áp suất khí quyển giúp duy trì quá trình trao đổi khí trong cơ thể sinh vật. Áp suất nước tác động lên các sinh vật biển, tương tự như áp suất khí quyển tác động lên chúng ta.
Công cụ đo áp suất khí quyển
Áp suất khí quyển là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thời tiết. Khí hậu và nhiều quá trình tự nhiên khác. Để đo lường áp suất khí quyển một cách chính xác thì cần dùng các công cụ khác nhau:
Áp kế thủy ngân
Nguyên lý hoạt động: Một ống thủy tinh hình chữ U chứa thủy ngân. Khi áp suất khí quyển thay đổi, độ cao của cột thủy ngân trong một nhánh của ống cũng thay đổi tương ứng. Tuy nhiên áp kế thủy ngân khá nguy hiểm do chứa thủy ngân và khó di chuyển
Áp kế kim loại
Nguyên lý hoạt động: Sử dụng một hộp kim loại kín, bên trong là chân không hoặc chứa một chất khí ở áp suất thấp. Khi áp suất khí quyển thay đổi, hộp kim loại sẽ co giãn và làm chuyển động một kim chỉ trên mặt đồng hồ.
Cách đo và công thức tính áp suất khí quyển
Áp suất khí quyển được tính bằng công thức: p = ρgh
Trong đó:
- p: Áp suất khí quyển (Pa)
- ρ: Khối lượng riêng của chất lỏng (kg/m³)
- g: Gia tốc trọng trường (m/s²)
- h: Chiều cao cột chất lỏng (m)
Lời kết
Thông tin về áp suất khí quyển được Dubaothoitiet.org tổng hợp và chia sẻ đến bạn. Hi vọng qua nội dung được chia sẻ bạn có thể hiểu hơn về áp suất khí quyển là gì? Đừng bỏ qua các nội dung khác được chia sẻ từ hệ thống chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức thú vị về thời tiết và địa lý nhé.